Dù
mang trong mình những bệnh tật khác nhau, các nhà khoa học đã làm cuộc
sống của họ trở nên có ý nghĩa và khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ với
những phát minh làm thay đổi lịch sử nhân loại.
Albert Einstein (14/3/1879 - 18/4/1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức. Ông được coi là một trong những cha đẻ của vật lý hiện đại và là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20.
Nhưng ít ai biết, trước khi có thành tựu
như vậy, Einstein đã trải qua quãng thời thơ ấu khó khăn. Khi 3 tuổi,
Einstein chưa biết nói và không thể đọc được cho đến khi lên 8. Nhiều
người nói ông không có khả năng học tập vì có thể ông đã mắc hội chứng thuộc một dạng của bệnh tự kỷ.
Tuy nhiên, năm 1921, ông đã nhận giải Nobel Vật lý vì những cống hiến
đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của
hiệu ứng quang điện. Việc khám phá và giải thích định luật quang điện
cùng với các đóng góp của những nhà vật khác đã khai sinh ra lý thuyết
lượng tử, một trụ cột của ngành vật lý học. (Ảnh: AP)
Thomas Alva Edison (11/2/1847 -18/10/1931). Ông là nhà phát minh vĩ đại, với hơn 1.000 bằng sách chế và nhiều phát minh trong số đó đã được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày như máy ghi âm, bóng đèn điện, máy hát, tàu điện, máy quay phim...
Edison không thể đọc được cho đến khi 12 tuổi và sau đó còn bị điếc. Khả năng viết của ông cũng rất kém. Hồi nhỏ, ông thường đi học muộn vì ốm yếu. (Ảnh: Wikipedia)
Stephen Hawking sinh ngày 8/1/1942 tại Anh. Ông là một trong những nhà vật lý thiên văn lớn nhất thời hiện đại. Năm 21 tuổi, ông bị mắc một chứng bệnh về thần kinh tên là Lou Gehrig. Căn bệnh này khiến ông gần như mất hết khả năng cử động, luôn phải gắn chặt vào xe lăn. Ngoài ra, sau lần phẫu thuật cắt khí quản, ông chỉ có thể nói được nhờ một thiết bị phát âm gắn với một máy tính được ông gõ chữ vào đó.
Nhưng căn bệnh trên không thể cản trở sự
nghiệp nghiên cứu khoa học miệt mài của Hawking. Hiện ông có thể sử
dụng má của mình để nhập dữ liệu vào một máy tính kết nối đến não, qua
đó xây dựng các câu nói hoàn chỉnh, thậm chí là những bài diễn văn. (Ảnh: Martin Pope)
Isaac Newton (1642 - 1727) là nhà vật lý, thiên văn học, triết học, toán học người Anh. Ông được đánh giá là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn. Khi chưa đầy 25 tuổi, Newton đã có ba phát minh khiến ông trở thành thiên tài khoa học của mọi thời đại.
Newton luôn chịu thiệt thòi vì mắc nhiều bệnh tật. Ông không chỉ bị mắc bệnh viêm khớp mà còn được cho là mắc đủ chứng bệnh về tâm thần. (Ảnh: Wikipedia)
Charles Darwin (12/2/1809 - 19/4/1882) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên.
Tuy nhiên, cha đẻ của Thuyết tiến hóa
thường gặp phải các triệu chứng như run rẩy, buồn nôn, khóc, ảo giác.
Theo các chuyên gia có thể ông mắc chứng sợ khoảng rộng có tên Agoraphobia, vì vậy ông ít khi nói chuyện với người xung quanh, ngay cả với người thân. (Ảnh: Wikipedia)
Kurt Godel (28/4/1906 - 14/1/1978) là một nhà toán học và logic học nổi tiếng người Áo. Ông từng được tờ tạp chí danh tiếng Times bình chọn là nhà toán học lớn nhất thế kỷ 20.
Nhìn bên ngoài, Godel không có vẻ gì là bị mắc bệnh tâm thần, nhưng ông lại có ảo giác bị người khác đầu độc.
Ảo giác này khiến ông chỉ có thể tin tưởng thức ăn do vợ nấu. Vì vậy,
khi vợ nhập viện, Godel chỉ đơn giản là không ăn gì cả và đã chết vì suy
nhược. (Ảnh: Wikipedia)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét